Chào mừng bạn đến với May đồng phục Sài Gòn
Th01 13, 2024 / 172 Views
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải được sử dụng trong lĩnh vực may mặc. Do đó, khiến người dùng khó khăn trong việc lựa chọn chất liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu bạn đang tìm hiểu về các loại vảithì đừng bỏ qua bài viết mà May đồng phục Sài Gòn chia sẻ dưới đây nhé!
Tổng hợp các loại vải được sử dụng phổ biến
Vải cotton là loại vải được làm từ sợi bông (sợi Cellulose) có nguồn gốc xuất xứ từ cây bông vải, gia tăng thêm một số chất hóa học để tạo thành phẩm. Chính nhờ có nguồn gốc tự nhiên nên các loại vải cotton thường mềm mịn, co giãn tốt, không gây kích ứng da nên an toàn cho người dùng.
Hơn nữa, loại vải này có khả năng giảm nhiệt tốt, không gây nóng hay bức bí khi mặc. Chính vì những đặc điểm này, mà các loại vải cotton rất được ưa chuộng để may áo thun hay bộ quần áo có tính thoải mái, thấm hút nhanh khi cần vận động.
Vải cotton được ưa chuộng
Các loại vải cotton phổ biến hiện nay:
Vải cotton 100%: Được làm hoàn toàn từ sợi cotton.
Vải cotton 65/35:65% sợi cotton, 35% sợi polyester.
Vải cotton 35/65:35% sợi cotton, 65% sợi polyester.
Vải thun co giãn 2 chiều: Chỉ co giãn theo chiều ngang hoặc chiều dọc.
Vải thun co giãn 4 chiều: Co giãn theo cả chiều ngang và chiều dọc.
>> Xem thêm: Áo polo là áo gì? Cách phối áo polo mà bạn cần biết
Vải kaki là loại vải được dệt từ sợi tự nhiên hoặc các sợi tổng hợp dệt chéo với nhau, có độ cứng và dày hơn. Loại vải này có bề mặt thô cứng nhưng lại dễ giặt, ít bị nhăn, ít bám bụi và form cứng nên thường được sử dụng làm chất liệu quần, áo sơ mi cho nam giới, đồng phục, đồ bảo hộ lao động, may các loại quần ống đứng.
Vải Kaki bao gồm 2 loại:
Vải kaki thun là loại vải được pha thêm sợi Spandex cho độ co giãn và thoải mái khi mặc. Loại vải này thường được sử dụng để may đầm, chân váy, áo vest,...
Vải kaki không nhun ít nhăn, có độ cứng cao nên thường may quần tây nam tạo dáng đứng.
Vải kaki có độ co giãn tốt
Vải kate là loại vải được tạo thành từ sợi TC, là sợi pha giữa polyester và cotton nên có khả năng hút ẩm cực kỳ tốt, chất vải siêu mịn và có thể giặt ủi. Mỗi loại vải kate sẽ có những công dụng riêng và phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng.
Kate sọc:Loại vải thường được sử dụng để may áo sơ mi công sở với nhiều kiểu dáng, đúng chuẩn người mặc.
Kate Hàn:Độ bền thấp, dễ bị phai màu, có giá rẻ nên thường được dùng để may quần áo công nhânvới số lượng lớn.
Kate Silk:Độ bền cao, khi dùng không bị kéo dãn, không nhăn và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
Vải Jean còn có tên gọi khác là vải bì, đây là một dạng vải thô, được dệt từ sợi cotton Duck, các sợi dọc và sợi ngang xen kẽ, với hầu hết là màu xanh đặc trưng. Do đó, loại vải này có đồ bền chắc, không bị co nhăn, thích hợp sử dụng với mọi lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp khác nhau.
Với tính tiện dụng và tạo nên sự trẻ trung, khỏe khoắn, vải jeans là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trong thời điểm hiện tại.
Vải nỉ được bao phủ 1 lớp lông siêu mượt bên ngoài và rất dày dặn nên được sử dụng để may quần áo vào mùa đông. Hơn nữa, loại vải này ít thấm nước, rất thông thoáng, dễ giặt dũ nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng.
Vải 100% PElà loại vải cực kỳ bền, ít thấm nước và rất nhanh khô nhưng nó có hạn chế đó là sẽ bị biến chất trong môi trường nhiệt, kiềm và acid. Nhìn chung, các loại vải PE đang dần chiếm tình cảm của người dùng và thay thế cho các loại vải dệt thủ công bởi vì số lượng quá ít, màu sắc không đa dạng.
Vải len có nguồn gốc xuất xứ từ lông động vật, chủ yếu là cừu, dê, lạc đà không bướu nên có khả năng giữ ẩm cực tốt. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng không bị nhăn và hút ẩm hiệu quả.
Vào mùa đông, vải len là chất liệu được sử dụng phổ biến. Dưới đây là một số loại vải len mà bạn có thể tham khảo.
Len lông cừu thường còn có tên gọi khác là len thường, đây là loại len được sử dụng phổ biến nhất bởi khả năng giữ nhiệt vô cùng hiệu quả.
Len Cashmere là một trong những loại len đắt và quý nhất, được tạo thành từ những lớp lông tơ của dê nên có trọng lượng siêu nhẹ.
Vai thô hay còn được biết với tên gọi là vải bat, vải canvas, đây là loại vải được dệt từ nguyên liệu tự nhiên như: bông và gai nên cho độ co giãn 4 chiều rất tốt. Loại vải này có bề mặt phẳng mịn. thoáng mát và có khả năng thấm mồ hôi tốt, do đó loại vải này rất được ưa chuộng sử dụng, nhất là giới trẻ và các chị em phụ nữ.
Vải thô bao gồm 2 loại sau:
Vải thô mộc:Được chia thành 2 nhóm: thô dày và thô mỏng, khá cứng nên được sử dụng làm các loại trang phục có form đứng.
Vải thô lụa:Có độ mềm mịn cao, khi sờ vào có cảm giác giống vải lanh vì khá mát nhưng vải này mịn hơn.
Vải lanh được làm từ sợi của cây lanh qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt và mất nhiều công sức, thời gian.
Vải lanh được dệt từ những cây lanh
Ưu điểm nổi bật của vải lanh:
Vải nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt.
Vải có độ bóng tự nhiên cao, màu sắc bắt mắt.
Vải bền và chắc.
Chịu được nhiệt độ cao, có khả năng chống bụi.
Ngày nay, các loại vải lanh được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực may mặc, sản xuất quần áo đồng phục, sơ mi, váy,... Ngoài ra, có thể dùng làm chăn gối đệm, khăn trải bàn hoặc trang trí nội thất như: tấm phủ nền/tường, bọc ghế, rèm cửa,...
Vải lụa là một loại vải có chất liệu rất mềm, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mang đến cho người dùng cảm giác thoải mái vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Tuy nhiên, loại vải này có khả năng bị côn trùng cắn rách trong quá trình sử dụng nêu không giữ vải lụa được sạch sẽ.
Những trang phục được làm từ các loại vải lụa như: váy cưới, sơ mi, Pijama, váy, đầm, áo choàng,...
Vải lụa được dệt từ sợi tơ tằm
Vải ren khi sờ vào cho cảm giác mềm mại, dày dặn và không nóng nên thích hợp mang vào mùa hè vừa thoải mái vừa mát mẻ.
Ưu điểm:
Đem đến cho người sử dụng sự ngọt ngào, quyến rũ.
Chất vải mềm mại, không bị giãn sau một thời gian dài sử dụng giúp người mặc cảm thấy dễ chịu.
Nhược điểm:
Vải ren mỏng nên khi mặc cần thêm lớp lót.
Dễ bị rách khi bị vật nhọn bám vào.
Vải Jacquard là loại vải dệt hoa văn trực tiếp lên vải. Loại vải này được tạo thành từ nhiều sợi khác nhau như: sợi bông, tơ tằm và PE nên dày hơn so với các loại vải khác.
Ưu điểm
Vải Jacquard có bền cao, co giãn tốt, không phai màu hay rách nát trong quá trình sử dụng.
Hoa văn trên vải có nhiều màu sắc, mẫu mã, rất bền do hoa văn được dệt trực tiếp lên vải mà không phải sử dụng công nghệ in.
Nhược điểm
Vải khó bảo quản, nếu sử dụng các chất tẩy rửa mạnh thường xuyên và phơi dưới ánh nắng thì tuổi thọ của vải Jacquard sẽ giảm nhanh.
Ngày nay, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các loại vải Jacquard ở hầu hết ở đồ nội thất gia đình chẳng hạn như: khăn trải bàn, rèm cửa, thảm nhà, các bọc sofa, ga, gối, đệm,... Đặc biệt, sử dụng các loại vải Jacquard trong sản phẩm thời trang như: cà vạt, áo sơ mi, đầm,… rất đẹp mắt và tinh tế.
Vải đũi là loại vải nhẹ, xốp, có khả năng thấm hút cực kỳ tốt, bề mặt vải tương đối thô và được làm từ sợi đũi. Với đặc tính mềm, thoáng khí và an toàn cho người sử dụng, loại vải này thường được sử dụng vào mùa hè.
Vải Bamboo (vải tre) là loại vải có nguồn gốc từ xơ của cây tre và một số chất phụ gia nhằm giúp cho sợi vải được bền đẹp theo thời gian. Vải Bamboo thấm hút rất cao, kháng nhưng có thể bị co lại sau mỗi lần giặt vải khá lâu khô.
Vải Bamboo bền đẹp theo thời gian
Vải tuyết mưa được sản xuất từ các loại sợi Viscose (Rayon), Polyester Nylon và sợi Spandex, do đó vải mang nhiều ưu điểm như: có độ co giãn phù hợp, độ dày mỏng vừa phải, bền màu,không bị không bị nhăn, không bám bụi hay xù lông sau một thời gian sử dụng.
Vải Modal là loại vải có nguồn gốc xuất xừ từ gỗ của cây sồi. Cách tạo ra từ loại vải này nhờ vào quá trình kết tinh Cellulose của cây sồi.
Đặc điểm của các loại vải Modal:
Trên đây là tổng hợp chi tiết về các loại vải được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn chất liệu vải phù hợp trong may mặc áo thun hay trang phục hàng ngày. Bạn có thể tham khảo thêm vải thun borip, vải polo,vải co giãn 4 chiều,... hoặc cần sự tư vấn lựa chọn vải để may đồng phục thì hãy liên hệ May đồng phục Sài Gòn để được tư vấn tốt nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH THỜI TRANG ĐỒNG PHỤC SÀI GÒN
Địa chỉ:336/20 Nguyễn Văn Luông, P12, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT:090 980 4039.